Những ngày hè oi nắng có thể vượt ngưỡng 50 độ C. Điều này là ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ bên trong của ngôi nhà. Tuy nhiên, việc bật điều hòa cả ngày đêm vừa khiến chi phí sinh hoạt tăng cao vừa ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe gia đình. Vậy giải pháp nào cho việc chống nóng cho trần nhà vừa an toàn vừa hiệu quả.
Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình ngoài trời khoảng 35 - 39 độ C. Đặc biệt, nhiệt độ trên mái nhà có thể lên tới 55 - 60 độ C. Nguồn nhiệt lượng này sẽ bức xạ thẳng vào trong nhà khiến không khí trong phòng trở nên oi nóng. Do đó, giải pháp trần chống nóng sẽ giúp ngăn cản các bức xạ nhiệt, cách nhiệt từ trên mái vào nhà.
Nhiệt bức xạ lớn khiến ngôi nhà nắng nóng oi bức và khó chịu
Bên cạnh đó, việc chống nóng cho trần nhà cũng mang tới nhiều lợi ích khác cho gia chủ như:
Thêm vào đó, cách nhiệt trần nhà còn giúp bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình. Sử dụng điều hòa thường xuyên hay mở điều hòa ngay khi từ ngoài nắng vào có thể gây nên tình trạng xấu cho sức khỏe:
Một cách chống nắng cho trần nhà hiệu quả là sử dụng tôn. Đây là giải pháp làm trần chống nóng cổ điển và đã được ứng dụng nhiều trong các công trình nhà ở, văn phòng, công xưởng, nhà máy,…
Ưu điểm của vật liệu tôn có độ bền và tuổi thọ cao, sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, giá thành tôn cách nhiệt khá cao so với các vật liệu có cùng chức năng.
Làm tôn chống nóng là biện pháp giúp ngăn chặn khí nóng xâm nhập vào phòng
Trong xây dựng trần nhà cách nhiệt, những vật liệu tôn thường được sử dụng như:
Tôn lạnh Có cấu tạo từ thép cán mỏng được mạ nhôm, kẽm và silicon theo công thức lần lượt là 55% – 43.5% – 1.5%. Khả năng chống chịu ảnh hưởng từ môi trường của tôn lạnh cao hơn gấp 4 lần so với tôn mạ kẽm thông thường.
Đây là vật liệu tôn cách nhiệt có cấu tạo 3 lớp gồm: tôn bề mặt, lớp giữa PU, lớp màng PP/PVC. Không chỉ có khả năng chống nóng trần nhà tốt, tôn mát 3 lớp còn khả năng chống thấm rất hiệu quả.
Vật liệu tôn 5 sóng được phủ thêm lớp PU dày 16mm bên dưới. Loại tôn này vừa có khả năng cách nhiệt bên ngoài vừa hạn chế thất thoát nhiệt bên trong. Do đó, sử dụng tôn PU làm trần nhà chống nóng sẽ giúp hạn chế điện năng tiêu thụ từ thiết bị điều hòa.
Ốp trần chống nắng bằng nhôm là giải pháp khiến không gian bên trong nhà mát mẻ và dễ chịu hơn. Chất liệu nhôm cách nhiệt có thiết kế lớp lõi nhựa ở giữa có thể hấp thụ nhiệt nhưng không tỏa nhiệt. Do đó, nguồn nhiệt oi bức từ bên ngoài không thể xâm nhập vào trong phòng.
Trần nhà cách nhiệt bằng nhôm đa dạng mẫu mã và có tính thẩm mỹ cao thích hợp với các không gian nhà hàng, khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng công sở,…
Một cách chống nóng cho trần nhà thông minh là trần thạch cao. Phương pháp này có hiệu quả cách nhiệt tương đối tốt. Làm trần thạch cao sẽ tạo không gian rỗng giữa trần nhà và trần thạch cao. Do đó, nhiệt độ từ bên ngoài vào sẽ bị ngăn cách và lưu giữ lại trong khoảng không gian này.
Trần thạch cao vừa chống nóng tốt vừa tính thẩm mỹ cao
Thêm vào đó, trần thạch cao có tính thẩm mỹ tương đối cao. Nó sẽ mang đến kiến trúc nội thất sang trọng và đẳng cấp.
Tuy nhiên, chi phí thi công và vật liệu làm trần thạch cao khá cao và tốn kém. Vì vậy, gia chủ cần cân nhắc giữa giải pháp này với việc sử dụng vật liệu cách nhiệt giá rẻ.
Tấm nhựa PVC cách nhiệt được xem là cách chống nóng trần nhà siêu tiết kiệm. So với các vật liệu khác như thạch cao, tôn lạnh, khả năng chống nóng của trần nhựa đạt hiệu suất khoảng 70%. Ngoài ra, trần chống nóng nhựa khá nhẹ, đa dạng mẫu mã và dễ thi công.
Nhược điểm khi sử dụng tấm nhựa PVC ốp trần chống nóng là cách âm kém và độ bền thấp. Sau một thời gian, các tấm nhựa dễ bị ố màu mất thẩm mỹ hay bị vỡ gãy do tác động ngoại lực nhỏ.
Sử dụng các tấm cách nhiệt là cách làm trần nhà chống nóng đang rất được ưa chuộng. Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều vật liệu tấm cách nhiệt khác nhau. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng về khả năng chống nóng và chi phí khác nhau.
Tấm xốp cách nhiệt vừa có hiệu quả chống nóng vừa cách âm tốt
Tấm xốp là một trong những tấm cách nhiệt phổ biến hiện nay. Mút xốp không chỉ cách nhiệt tốt mà còn có tác dụng cách âm, chống thấm. Một số loại tấm xốp cách nhiệt được ưa chuộng trên thị trường:
Tấm xốp OPP: Còn được gọi là xốp PE hay xốp PE OPP có thể giảm từ 60 – 80% nhiệt lượng trên mái. Loại vật liệu 2 lớp gồm: lớp màng PE và lớp OPP được xử lý oxy hóa. Điểm nổi bật của xốp OPP là lớp tráng bạc có tính năng phản chiếu ánh sáng tốt giúp tiết kiệm điện năng chiếu sáng.
Tấm xốp Cool Foam XPS: Có cấu tạo từ hạt nhựa Polystyrene. Vật liệu này vừa có tính cách âm và cách nhiệt tốt. Sử dụng công nghệ hiện đại, xốp XPS cam kết sau 50 năm sử dụng vẫn giữ được hiệu quả cách nhiệt tới 80% so với ban đầu.
Tấm xốp EPS: Được làm từ các hạt Expandable Polystyrene EPS Resin có thể cách nhiệt, cách âm, chống ẩm tốt cho công trình. Thêm vào đó, chất liệu nhẹ dễ thi công và lắp đặt.
Panel có cấu tạo 3 lớp đặc trưng gia tăng khả năng cách nhiệt giúp chống nắng trần nhà hiệu quả. Vật liệu có khả năng chịu nhiệt tốt trong giới hạn từ 36 đến 75 độ C.
Ngoài tác dụng chống nóng trần nhà, tấm Panel còn nhiều lợi ích khác như:
Eco Construction hay còn gọi là Eco board là phương pháp chống nóng trần nhà rất tốt. Khả năng cản nhiệt từ bên ngoài vào của sản phẩm này lên tới 95%. Để tăng công năng sử dụng của tấm cách nhiệt trần Eco Construction, trong quá trình thi công cần chú ý:
Với top 5 cách chống nóng cho trần nhà trên, các bạn đã có thêm gợi ý giải pháp cho ngôi nhà của mình. Tùy theo giải pháp và vật liệu sẽ có độ hiệu quả và mức chi phí khác nhau. Nếu vẫn đang lăn tăn khi chưa biết lựa chọn loại vật liệu nào thích hợp nhất, bạn có thể liên hệ với VIETNHATCORP để được tư vấn hỗ trợ miễn phí. VIETNHATCORP – Đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm tấm cách nhiệt trần nhà tốt nhất thị trường hiện nay.
Chi tiết xin liên hệ:
VIETNHATCORP.COM - Chuyên cung cấp sản phẩm cách âm - cách nhiệt – chống cháy
Địa chỉ: 661/21 Hà Huy Giáp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline 1: 0938709793 (Mr.Khai)
Hotline 2: 0941820938
Fanpage: https://www.facebook.com/cachnhietcorp/